Thứ Ba, 19 tháng 11, 2013

Hồi sức tim phổi (Cardiopulmonary Resuscitation - CPR)

Hồi sức tim phổi quan trọng khi nào?
Hồi sức tim phổi được thực hiện khi nạn nhân bị ngưng thở hoặc tim ngừng đập (như trong trường hợp một người bị nhồi máu cơ tim hoặc sắp chết đuối). Hồi sức tim phổi là một kĩ thuật cứu sống quan trọng, đặc biệt đối với những nạn nhân trong tình trạng còn có khả năng cải thiện được. Kĩ thuật này giúp duy trì sự tuần hoàn của lượng máu chứa oxy trong cơ thể, từ đó giúp phòng tránh nguy cơ tổn thương não và các cơ quan nội tạng.
Hồi sức tim phổi
Tuy nhiên, đối với một bệnh nhân bị bệnh vào giai đoạn cuối (như giai đoạn nặng của bệnh ung thư) và đang hấp hối, thì hồi sức tim phổi không thể là một lựa chọn tốt nhất. Trong những tình huống này, việc trao đổi ngay từ đầu giữa bác sĩ với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân về vấn đề hồi sức này là rất cần thiết.
Hồi sức tim phổi sẽ diễn ra như thế nào?
Quy trình hồi sức tim phổi bao gồm 2 giai đoạn: nhấn ngực (dùng lực nhấn mạnh lên lồng ngực để kích thích tim đập) và hô hấp nhân tạo (hà hơi thổi từ miệng qua miệng)
Kích điện lên lồng ngực (dùng máy khử rung tự động ngoài lồng ngực, viết tắt là AED của từ tiếng Anh “Automated External Defibrillator”, để giúp tim đập trở lại) và một số thuốc đặc biệt đôi khi được áp dụng để cứu sống người có tim vừa ngừng đập. Kĩ thuật này thường sẽ được thực hiện trong 15- 30 phút. Có thể sẽ cần đặt một cái ống vào mũi hoặc miệng để luồn xuống dưới phổi. Ống này sẽ được nối với máy giúp thở để giúp duy trì hơi thở cho nạn nhân.
Sẽ ra sao nếu không thực hiện hồi sức tim phổi?
Nạn nhân sẽ trở nên lơ mơ gần như ngay lập tức và sẽ chết trong 5-10 phút sau đó.
Những ích lợi của hồi sức tim phổi?
Hồi sức tim phổi thật sự không hề có tác dụng đối với những bệnh nhân ở vào giai đoạn cuối và đang hấp hối.
Hồi sức tim phổi có thể giúp kéo dài sự sống của những bệnh nhân có tình trạng sức khỏe khá hơn hoặc những bệnh nhân trẻ hơn. Kĩ thuật này, nếu được thực hiện trong vòng 5-10 phút ngay sau khi tim vừa ngừng đập hoặc bệnh nhân vừa ngừng thở, sẽ cứu được tính mạng.
Hồi sức tim phổi có những nguy cơ gì?
Nhấn mạnh lên lồng ngực có thể dẫn tới đau ngực, gãy xương sườn hoặc vỡ phổi. Những bệnh nhân được đặt ống thở thường phải cần tới thuốc để làm cho bệnh nhân dễ chịu hơn. Một số bệnh nhân sau khi qua cơn nguy kịch có thể sẽ cần dùng tới máy giúp thở một thời gian trong lúc nằm tại phòng chăm sóc đặc biệt (viết tắt là ICU – intensive care unit).
Chỉ một số ít bệnh nhân (dưới 10%) thoát qua cơn nguy kịch tại bệnh viện là có thể hồi phục được chức năng như trước đó. Phần nhiều bệnh nhân chỉ sống được một thời gian ngắn sau hồi sức tim phổi rồi sau đó cũng tử vong ngay tại bệnh viện. Nhìn chung hồi sức tim phổi có thể giúp kéo dài được tiến trình dẫn tới tử vong này.
Những bệnh nhân mắc nhiều bệnh đồng thời trong người thường sẽ không sống được cho dù có hồi sức tim phổi. Đối với những bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối, hầu như không ai có thể sống được sau hồi sức tim phổi, và cũng không ai sống đủ lâu cho đến lúc xuất viện. Ở một số bệnh nhân hy hữu vượt qua được ngưỡng này thì thường họ sẽ bị yếu hơn hoặc bị tổn thương não. Một vài người sẽ phải cần sống lệ thuộc vào máy giúp thở cho đến cuối đời.
Cách học hồi sức tim phổi?
Hồi sức tim phổi là một kĩ năng mà bạn cần học từ các khóa huấn luyện chính quy về sơ cứu ban đầu. Khóa học sẽ dạy bạn cách thực hiện hồi sức tim phổi và cách dùng máy khử rung tự động ngoài lồng ngực.


Bộ sơ cứu thiết yếu

Vì sao tôi cần trang bị một hộp sơ cứu?
Té ngã, ong đốt, phỏng hoặc phản ứng dị ứng đều là những tình huống thường gặp trong mỗi gia đình cũng như trong các cuộc vui ngoài trời. Chính những lúc đó, hộp sơ cứu xách tay là rất cần thiết. Nếu hộp sơ cứu của bạn được trang bị đầy đủ thì với hầu hết các tình huống cấp cứu đơn giản bạn cũng đã có sẵn dụng cụ để xử trí.
Việc sắp xếp các dụng cụ sơ cứu cũng đơn giản như cách xếp đặt các món đồ vào một hộp chứa nhỏ, chẳng hạn như vào một cái thau nhựa, hộp đựng dụng cụ, hoặc giỏ xách. Trang bị một tủ y tế tại nhà và đặt nó ở xa tầm với trẻ em.
Hộp sơ cứu cần có những gì?
Dưới đây là danh sách một số dụng cụ mà hộp sơ cứu nào cũng cần phải có.
Băng bó và băng dán y tế:
25 miếng băng dán vết thương kích cỡ khác nhau (hiệu Band-Aid, Curad, hoặc hiệu khác)5 miếng gạc vô trùng (khổ vuông 7,5 x 7,5 cm)5 miếng gạc vô trùng (khổ chữ nhật 10 x 7,5 cm)Gạc cuộnMiếng băng che mắt hoặc mảnh vật liệu che mắt (hơi vồng lên, được làm từ chất liệu cứng có đục lỗ dùng đậy úp lên mắt).Cuộn keo dánCuộn băng thun (hiệu ACE ,Coban hoặc hiệu khác) dùng để quấn vùng cổ tay, cùi chỏ, cổ chân và đầu gối khi có chấn thương (dùng loại băng có bề rộng 7,5- 10 cm)2 cuộn băng hình tam giác dùng để quấn quanh vùng chấn thương và làm đồ treo đỡ cánh tay.Các viên gòn và que gòn vô trùng
Một số dụng cụ khác:
2 cặp găng tay chất liệu latex hoặc chất liệu khác latex (dùng cho người dị ứng chất latex), găng này nên được mang vào bất kì lúc nào có nguy cơ phải tiếp xúc với máu, dịch tiết.Túi chườm lạnh cấp tốc5 cái kim băng an toàn dùng để ghim chặt chỗ nẹp hoặc vùng băng bóDụng cụ hút dùng xối rửa vết thươngNẹp ngón tay bằng nhômXi lanh và muỗng đong thuốc dùng để đong một lượng thuốc ấn định khi cầnNhiệt kếCây nhíp dùng để gắp bỏ các con ve hay các loại côn trùng chích người và các mảnh găm nhỏKéo dùng để cắt gạcMiếng phủ bảo vệ (trải vùng miệng) dùng khi phải hà hơi thổi ngạt (miệng qua miệng) lúc làm hồi sức tim phổiTấm trảiSát khuẩn tay (dạng dung dịch hoặc/ và dạng miếng chùi)Cuốn sổ tay hướng dẫn sơ cứuDanh sách các số điện thoại khẩn cấp
Các loại thuốc dùng cho vết cắt hoặc vết thương:
Dung dịch sát khuẩn hoặc miếng chùi sát khuẩn, như hydrogen peroxide, povidone-iodine (hiệu Betadine) hoặc chlorhexidine (hiệu Betasept)Thuốc mỡ kháng sinh (hiệu Neosporin, Bactroban) có chứa thành phần bacitracin hoặc mupirocinThuốc rửa mắt vô trùng hoặc nước muối, chẳng hạn như dung dịch nước muối dùng cho kính áp tròngThuốc bôi da có chứa Calamine dùng cho các vết chích hoặc chất độc từ cây tầm xuânHydrocortisone dạng kem thoa, dạng mỡ hoặc dung dịch dùng cho những chỗ bị ngứa
Những thuốc khác:
Thuốc giảm đau hạ sốt, như aspirin, acetaminophen (hiệu Tylenol), hoặc ibuprofen (hiệu Advil, Motrin). (Lưu ý: không cho trẻ em và trẻ vị thành niên dùng aspirin vì thuốc này có mối liên quan đến một bệnh nghiêm trọng gọi là hội chứng Reye ở trẻ dưới 18 tuổi)Antihistamine (hiệu Benadryl) dùng để trị dị ứng và sưng tấyThuốc chống xung huyết để trị nghẹt mũiThuốc chống nôn để trị say tàu xe và các dạng nôn ói khácThuốc cầm tiêu chảyThuốc kháng acid để trị rối loạn tiêu hóaThuốc nhuận tràng để trị chứng táo bón
Hãy nghĩ và chuẩn bị thêm về bất kì nhu cầu đặc biệt nào khác của các thành viên trong gia đình bạn, chẳng hạn như nhu cầu của trẻ nhỏ hoặc người già, cũng như về tình trạng dị ứng hoặc các bệnh tật khác của họ. Đồng thời, đừng quên bổ sung thêm vào hộp sơ cứu khi các dụng cụ thuốc men đã quá hạn sử dụng hoặc đã được dùng bớt trong các lần trước.
Làm sao để sắm cho mình một hộp sơ cứu?
Bạn có thể đến Hội chữ thập đỏ cũng như các tiệm bán thuốc để tìm mua hộp sơ cứu đã được trang bị sẵn đầy đủ. Nên nhớ rằng để tận dụng được hiệu quả từ hộp sơ cứu, chúng ta phải biết được cách sử dụng chúng. Bạn có thể đăng kí học một khóa sơ cứu tại Hội chữ thập đỏ hoặc ít nhất là nên tự sắm cho mình một quyển sổ tay hướng dẫn sơ cứu cơ bản để tự học.
Các đoàn hội, tổ chức
Hội chữ thập đỏ

Điện não đồ (EEG)

Điện não đồ là một thử nghiệm hữu ích để giúp chẩn đoán bệnh động kinh. Nó ghi lại hoạt động điện của não. Tuy nhiên, một kết quả điện não đồ bình thường chưa loại trừ được bệnh động kinh.
Lưu ý: Những thông tin dưới đây chỉ là hướng dẫn chung. Việc sắp xếp và cách thực hiện có thể thay đổi khác nhau giữa các bệnh viện. Luôn phải làm theo các hướng dẫn của các bác sĩ hoặc bệnh viện địa phương của bạn.
Điện não đồ
Điện não đồ là gì?

Não bình thường phát các tín hiệu điện nhỏ đến từ các tế bào não và tế bào thần kinh dẫn truyền thông tin cho nhau. Những tín hiệu điện có thể được phát hiện và ghi lại bởi điện não đồ (EEG). Đo điện não đồ không gây đau và vô hại. (Các máy đo điện não đồ ghi lại các tín hiệu điện từ não của bạn - nó không mang dòng điện nào vào não hoặc cơ thể của bạn).
Bạn có thể được tư vấn để đo điện não đồ nếu bạn đã có các triệu chứng động kinh. (Từ ngữ cũ của cơn động kinh là co giật hoặc là “giật kinh phong”). Điện não đồ rất hữu ích trong việc chẩn đoán các bệnh động kinh.
Làm thế nào để đo điện não đồ?
Khi bạn cần được đo điện não đồ, các kỹ thuật viên sẽ dán một số điện cực nhỏ lên da đầu của bạn. Dây điện từ các điện cực được kết nối với máy điện não đồ. Máy phát hiện và khuếch đại các tín hiệu điện được ghi lại trên một tờ giấy hoặc trên máy tính. Đo điện não đồ  kéo dài khoảng 20-30 phút. Các điện cực được tháo ra sau khi đo xong.
Trong suốt thời gian thử nghiệm, bạn có thể được yêu cầu ngồi trong một chiếc ghế hoặc nằm trên một chiếc ghế dài. Tại một số thời điểm bạn có thể được yêu cầu nhắm / mở mắt rất nhiều lần, hoặc hít thở sâu. Điều này có thể gây kích thích hoạt động điện trong não thường kết hợp với một số loại bệnh động kinh.
Điện não đồ có thể hiển thị những gì?
Một kết quả điện não đồ bình thường (âm tính)
Kết quả điện não đồ bình thường cho thấy hoạt động điện điển hình từ não bộ. Hầu hết những người không có động kinh và nhiều người bị động kinh đều có kết quả bình thường. Bởi vì điện não đồ chỉ cho thấy các hoạt động điện của não trong lúc thực hiện đo điện não đồ. Với nhiều loại động kinh, bạn chỉ có hoạt động điện bất thường trong thời gian có cơn động kinh. Khi không có cơn động kinh, điện não đồ là bình thường .
Một kết quả bất thường (dương tính)
Kết quả điện não đồ bất thường cho thấy bất thường hoạt động điện của não. Một số người bị một số loại động kinh có điện não đồ bất thường mọi thời đểm, không chỉ lúc đang có cơn động kinh. (Mặc dù, trong một cơn động kinh hoạt động điện của não thậm chí còn bất thường hơn). Ví dụ, trẻ em không có cơn  'vắng ý thức' điển hình thường có một điện não đồ điển hình giúp để chẩn đoán xác định loại động kinh này.
Tuy nhiên, một số ít người không bao giờ có cơn động kinh, và những người không có bệnh động kinh, vẫn có một số bất thường của hoạt động điện trong não.
Do đó, nếu bạn có những triệu chứng được cho là co giật, một kết quả EEG bất thường thì chẩn đoán có khả năng là bệnh động kinh. Tuy nhiên, kết quả bình thường cũng không loại trừ động kinh, và một kết quả bất thường không nhất thiết có nghĩa là bạn có bệnh động kinh.
Trẻ em và điện não đồ
Việc đọc kết quả điện não đồ của trẻ em là khó khăn hơn. Điều này là do những thay đổi EEG trong thời thơ ấu. Người lớn thường phát triển ở tuổi 15. Như mô hình điện não đồ ở trẻ sơ sinh và trẻ em có thể thay đổi đáng kể, đọc kết quả điện não đồ cẩn thận là cần thiết.
Một số phương thức hoạt hoá đặc biệt của điện não đồ 
Kích thích ánh sáng ngắt quảng (Strobe lighting)
Trong một số trường hợp, kích thích ánh sáng ngắt quảng có thể được sử dụng trong lúc đo điện não đồ. Điều này nhằm mục đích phát hiện thay đổi hoạt động điện trong não do ánh sáng kích thích gây ra (Thông thường ít dùng. Tuy nhiên, một số ít người có cơn động kinh gây ra bởi kích thích ánh sáng ngắt quảng và điều này có thể giúp chẩn đoán xác định ở những người này).
Điện não đồ trong giấc ngủ (Sleep EEG)
Là điện não đồ được đo trong khi bạn đang ngủ. Điều này thường được thực hiện khi bạn đang ở trong bệnh viện. Bạn có thể cần phải có điện não đồ trong giấc ngủ nếu cơn động kinh của bạn xảy ra khi bạn đang ngủ hoặc khi bạn đang mệt mỏi.
Điện não đồ mất ngủ hay thiếu ngủ (Sleep deprived EEG)
Có thể có cơ hội tốt hơn để phát hiện hoạt động điện bất thường của não sau một khoảng thời gian bạn đang bị mất ngủ. Vì vậy, đôi khi kiểm tra điện não đồ được thực hiện sau khi bạn thức khuya. Nó được thực hiện trong cùng một cách như đo điện não đồ bình thường, nhưng lúc bạn buồn ngủ - sau thời gian 'mất ngủ' .
Điện não đồ lưu động (Ambulatory EEG)
Có thể được khuyên dùng trong trường hợp chẩn đoán không rõ ràng . Nó sử dụng một máy đo điện não đồ di động ghi lại hoạt động điện của não khi bạn đang hoạt động bình thường. Các điện cực thường có thể được ẩn dưới mái tóc của bạn, và các dây được kết nối với một máy nhỏ mà bạn mang ở hông (giống như mang một máy nghe nhạc mp3). Bạn có thể được yêu cầu viết nhật ký: khi nào ăn, đi ngủ, và có bất kỳ triệu chứng có thể là một cơn động kinh. Các sóng điện não có thể được phân tích để xem sự thay đổi của chúng khi các triệu chứng xảy ra. Điều này có thể giúp xác định các triệu chứng do cơn động kinh gây ra.
Điện não đồ video từ xa (Video-telemetry)
Trong trường hợp có nghi ngờ về chẩn đoán bệnh động kinh, hoặc các loại co giật là không rõ ràng, video từ xa có thể hữu ích. Phương pháp này sử dụng một máy quay video liên kết với máy đo điện não đồ. Chiếc máy quay video này sẽ ghi lại chuyển động thấy được của bạn, và cùng một lúc, máy điện não đồ sẽ ghi lại sóng điện não của bạn. Cả hai video và điện não đồ được lưu trữ trên một máy tính để xem lại khi thử nghiệm kết thúc. Bác sĩ sẽ có thể nhìn thấy bất kỳ cơn động kinh mà bạn có thể đã có, cũng như bất kỳ thay đổi trong điện não đồ của bạn tại thời điểm đó. Thử nghiệm này thường được thực hiện trong một số ngày để tăng cơ hội ghi được một trong những cơn động kinh của bạn.
Tôi nên làm gì để chuẩn bị cho việc đo điện não đồ?
Bác sĩ của bạn sẽ hướng dẫn bạn về những điều cần làm để chuẩn bị cho một điện não đồ. Thường không cần thiết chuẩn bị gì. Bạn không nên ngừng uống bất kỳ loại thuốc bạn đang dùng trừ khi có lời khuyên của bác sĩ.

Cộng hưởng từ đường mật (MRCP)

là kỹ thuật sử dụng hình ảnh cộng hưởng từ (MRI) để tạo ra hình ảnh của gan, ống dẫn mật, túi mật và tuyến tụy.
Lưu ý: Những thông tin dưới đây chỉ là hướng dẫn chung. Việc chuẩn bị và thực hiện có thể khác nhau giữa các bệnh viện. Luôn phải làm theo các hướng dẫn của các bác sĩ hoặc bệnh viện địa phương của bạn.
là gì?
MRCP là viết tắt của Magnetic Resonance Cholangiopancreatography: cộng hưởng từ mật tụy. MRCP là 1 loại hình ảnh cộng hưởng từ cho phép khảo sát chi tiết hình ảnh của gan, túi mật, ống mật, tuyến tụy và ống tụy.
dùng để làm gì?
được dùng để:
Kiểm tra các bệnh lý của gan, ống mật, túi mật, tuyến tuỵ như u, sỏi hay viêm nhiễm.Tìm nguyên nhân viêm tụy.Tìm nguyên nhân gây ra đau bụng.Sử dụng như một phương pháp chẩn đoán ít xâm lấn hơn so với nội soi đường mật ngược dòng (ERCP). Xem thêm thông tin về nội soi đường mật ngược dòng (ERCP) để biết thêm thông tin.

 bình thường nhiều sỏi túi mật và nhiều sỏi ống mật chủ
Hình bên trái là bình thường. Hình bên phải cho thấy nhiều sỏi túi mật và nhiều sỏi ống mật chủ (a: Túi mật có nhiều sỏi, b: Ống mật chủ đoạn cuối có nhiều sỏi, c: Ống tuỵ bình thường, d: Tá tràng). Đường mật và các cấu trúc lân cận
Mật được tạo ra trong gan. Gan nằm ở bụng trên bên phải. Mật được tiết ra từ tế bào gan và đổ vào các ống dẫn mật nhỏ. Các ống mật nhỏ hợp nhau thành ống mật lớn hơn và cuối cùng đổ vào ống mật chủ. Dịch mật từ ống mật chủ đổ vào tá tràng (đoạn ruột đầu tiên tiếp sau dạ dày) qua một lỗ mở gọi là nhú tá tràng.
Túi mật nằm dưới gan bên phải của vùng bụng trên. Túi mật là nơi cô đặc và dự trữ dịch mật giữa các bữa ăn. Khi bạn ăn, túi mật co bóp để đẩy dịch mật qua ống túi mật vào ống mật chủ qua đó xuống tá tràng để giúp hoà tan và hấp thu chất béo trong thức ăn.
Tụy là 1 tuyến tiết các men tiêu hoá đóng vai trò quan trong trong tiêu hoá mỡ và protein trong thức ăn. Các men tiêu hoá này được tiết từ tế bào tuyến tụy vào các ống tụy nhỏ rồi vào ống tụy chính và đổ vào tá tràng qua nhú tá tràng. Ngoài ra tụy còn tiết ra một số nội tiết tố (hormone) như insulin, glucagon tham gia vào quá trình điều hoà đường máu.
được thực hiện như thế nào?
sử dụng kỹ thuật cộng hưởng từ. Nó chủ yếu sử dụng một từ trường mạnh và sóng radio để tạo ra hình ảnh của các mô, cơ quan và các cấu trúc khác bên trong cơ thể của bạn và hiển thị trên một máy tính. Đôi khi bạn có thể được tiêm thuốc tương phản từ để chụp cộng hưởng từ đường mật . Thuốc tương phản từ là một chất giúp nâng cao hình ảnh cộng hưởng từ. Nó làm cho các bác sĩ để xem các phần khác nhau của cơ thể một cách dễ dàng hơn.
Chụp cộng hưởng từ (MRI) được thực hiện như thế nào?
Cơ thể của bạn chứa vô số nguyên tử hydro. Khi bạn nằm trong máy MRI:
Một từ trường mạnh làm các hạt proton nằm trong những nguyên tử hydro xếp theo cùng một hướng. Bình thường hàng triệu proton này có hướng khác nhau một cách ngẫu nhiên nhưng nhờ từ trường nói trên, chúng xếp theo cùng một hướng song song với từ trường giống như các nam châm nhỏ.Sau đó, một chùm sóng radio được phát ra từ máy vào cơ thể bạn. Sóng radio đập vào và đánh các hạt proton ra khỏi vị trí hiện có.Sau khi sóng radio chấm dứt, các hạt proton trở lại những vị trí ban đầu. Trong quá trình này, chúng phát ra tín hiệu sóng. Các hạt proton thuộc những loại mô, cơ quan khác nhau sẽ trở lại vị trí với những vận tốc khác nhau. Do đó, tín hiệu sóng phát ra từ các loại mô trong cơ thể sẽ khác nhau. Các mô mềm sẽ được nhận biết và phân biệt với các mô cứng hơn trên dựa trên tín hiệu phát ra.Các tín hiệu này sẽ được thu nhận bởi một đầu dò trong máy.Đầu dò sẽ truyền tín hiệu đến một máy tính. Máy tính sẽ tạo ra hình ảnh dựa trên các tín hiệu sóng phát ra từ cơ thể. Những gì xảy ra khi chụp ?
được thực hiện trong một máy cộng hưởng từ (MRI). Máy MRI giống như một đường hầm dài khoảng 1.5 m được bao quanh bởi một vòng nam châm lớn. Bạn nằm trên một bàn dài di chuyển vào trong máy quét. Thiết bị đầu dò nhận tín hiệu sẽ được đặt phía sau, hoặc xung quanh bộ phận cơ thể cần chụp kiểm tra. Điều này giúp phát hiện các tín hiệu sóng radio nhỏ được phát ra từ cơ thể của bạn. Với mỗi lần quét hình, bạn cần nằm yên vài phút, nếu không hình sẽ bị mờ.
Chụp MRI không gây đau. Toàn bộ quy trình chụp mất khoảng 15-40 phút. Bạn có thể cảm thấy không được thoải mái khi nằm trên bàn chụp suốt thời gian này. Trong một số trường hợp, thuốc tương phản từ được tiêm vào cơ thể qua tĩnh mạch ở cánh tay.
Kỹ thuật viên ngồi trong phòng điều khiển, cạnh máy quét và quan sát bệnh nhân qua cửa sổ. Tuy nhiên bạn có thể nói chuyện với họ qua hệ thống liên lạc, và bạn cũng được theo dõi qua màn hình.
Máy tạo sẽ ra tiếng ồn khi chụp, do đó bạn sẽ được cung cấp tai nghe hoặc nút bịt để bảo vệ tai khỏi tiếng ồn. Bạn cũng có thể được nghe radio hoặc CD qua tai nghe.
Tôi nên làm gì để chuẩn bị chụp ?
Hầu như chẳng cần chuẩn bị gì cả. Bệnh viện sẽ cung cấp những thông tin cần thiết trước khi bạn chụp MRI. có những thủ tục an toàn nhất định có liên quan đến MRI. Vì máy MRI sử dụng từ trường mạnh, người mang một số loại thiết bị cấy ghép không được chụp. Từ trường có thể làm lệch hoặc làm hỏng các thiết bị y tế có kim loại bên trong.
Vì vậy, trước khi vào máy MRI, bạn sẽ được hỏi xem có đang mang bất kỳ thiết bị y tế nào trong người hay không. Bạn có thể sẽ phải điền vào một bảng câu hỏi an toàn về những vật có thể chứa kim loại.
Sau đây là danh sách các vật chứa kim loại mà kỹ thuật viên chụp MRI cần biết:
Máy khử rung tim (defibrillator) hoặc máy điều hoà nhịp tim (pacemaker).Thiết bị cấy ghép trợ thính (Ear implant).Clips phẫu thuật như clips dùng trong phẫu thuật phình động mạch não.Van tim nhân tạo.Cổng cấy ghép để truyền thuốc.Các thiết bị điện cấy ghép bao gồm máy điều hoà nhịp tim.Chân tay giả hoặc các khớp kim loại.Ghim, ốc, nẹp, stent hoặc kim bấm phẫu thuật.
Việc báo cho kỹ thuật viên biết rằng bạn có dị vật kim loại trong hốc mắt hay trong cơ thể cũng rất quan trọng. Trong một số trường hợp, bạn có thể cần được chụp X quang trước khi chụp MRI để chắc về sự an toàn khi vào máy.  
 Tôi có thể mong đợi điều gì sau khi chụp ?
Không có ảnh hưởng nào lên cơ thể sau khi chụp ảnh. Bạn có thể trở lại hoạt động bình thường ngay sau khi chụp MRI. Hình ảnh MRI sẽ được đọc bởi bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán hình ảnh và bác sĩ này sẽ gửi kết quả về bác sĩ đã cho chỉ định chụp.
Những biến chứng nào có thể xảy ra sau khi chụp ?
Chụp MRI không gây đau và được cho là an toàn. Chụp MRI không sử dụng tia X như X quang hay CT scan. Tuy nhiên:
Một số người có phản ứng dị ứng với thuốc tương phản từ. Thuốc này đôi khi được chỉ định và phản ứng dị ứng là hiếm.Phụ nữ mang thai thường được khuyên không nên chụp MRI ngoại trừ những tình huống khẩn cấp. Mặc dù chụp MRI được cho là an toàn, tác dụng lâu dài của từ trường mạnh lên thai nhi đang phát triển vẫn chưa được làm rõ.


Thứ Hai, 18 tháng 11, 2013

Điện tâm đồ (ECG)

Điện tâm đồ thường được sử dụng để phát hiện những bất thường của nhịp tim và tìm nguyên nhân của đau ngực.
Điện tâm đồ là gì?

Điện tâm đồ (ECG) ghi lại hoạt động điện của tim. Tim tạo ra các xung điện nhỏ dẫn truyền đến cơ tim để thực hiện sự co bóp của tim. Những xung điện này có thể được ghi lại bởi máy điện tâm đồ. Bạn có thể đo điện tâm đồ để giúp tìm ra nguyên nhân của các triệu chứng như đánh trống ngực hoặc đau ngực. Đôi khi điện tâm đồ được thực hiện như một phần của xét nghiệm thường quy - ví dụ như xét nghiệm tiền phẫu.
Đo điện tâm đồ không gây đau đớn và vô hại. Máy điện tâm đồ ghi lại các xung điện phát ra từ cơ thể của bạn và không đưa bất kỳ dòng điện nào vào cơ thể bạn.

Điện tâm đồ được thực hiện như thế nào?
Cánh tay, chân và ngực của bạn sẽ được dán những điện cực nhỏ bằng kim loại. Dây điện sẽ kết nối các điện cực này với máy điện tâm đồ. Máy sẽ phát hiện và khuếch đại những xung điện xảy ra tại mỗi nhịp đập của tim và ghi chúng vào một tờ giấy hoặc máy tính. Nhịp của tim thì được ghi nhận từ các bộ điện cực khác nhau. Xét nghiệm này chỉ mất khoảng 5 phút để thực hiện.
Điện tâm đồ 1

Điện tâm đồ sẽ cho thấy điều gì ?
Các điện cực trên các phần khác nhau của cơ thể phát hiện các xung điện phát ra từ các hướng khác nhau trong tim. Mỗi điện cực đều có các dạng sóng bình thường của nó. Những rối loạn của tim sẽ tạo ra các dạng sóng bất thường. Các bất thường của tim có thể được phát hiện bao gồm:
Loạn nhịp tim, như là nhịp tim rất nhanh, rất chậm, hoặc không đều. Có rất nhiều kiểu khác nhau của loạn nhịp tim với các dạng điện tâm đồ đặc trưng.Cơn đau tim (nhồi máu cơ tim), mới xảy ra hoặc đã xảy ra  trước đây. Nhồi máu cơ tim gây tổn thương cho cơ tim và để lại vết sẹo. Những tổn thương này của tim có thể được phát hiện bởi những dạng điện tâm đồ bất thường.Lớn tim (to tim). Về cơ bản, bệnh này này tạo ra các xung động lớn hơn so với bình thường.
Bạn có thể tham khảo các dạng điện tâm đồ trong bệnh lý tim khác nhau ở địa chỉ : http://www.ecglibrary.com
Điện tâm đồ 2

Những hạn chế của điện tâm đồ
Điện tâm đồ là một xét nghiệm đơn giản và có giá trị. Đôi khi nó có thể chẩn đoán chắc chắn một bệnh tim. Tuy nhiên, một điện tâm đồ bình thường không thể loại trừ những tình trạng bệnh tim nghiêm trọng. Ví dụ, bạn có một nhịp tim bất thường xuất hiện và biến mất, và kết quả ghi lại có thể bình thường giữa các lần xuất hiện nhịp bất thường này. Ngoài ra, không phải tất cả các cơn đau tim đều có thể được phát hiện bằng điện tâm đồ. Một bệnh tim thường gặp như đau thắt ngực cũng không thể được phát hiện bằng điện tâm đồ thường quy.
Đo diện tâm đồ chuyên biệt đôi khi giúp khắc phục một số hạn chế của điện tâm đồ thường quy. Ví dụ:
Điện tâm đồ gắng sức . Điện tâm đồ này được thực hiện khi bạn đang gắng sức (chạy bộ trên thảm lăn hoặc đạp xe). Điều này giúp đánh giá mức độ nghiêm trọng của sự tắt nghẽn của động mạch vành gây ra bệnh đau thắt ngực.Điện tâm đồ lưu động. Bạn sẽ mang một cái máy nhỏ, nó liên tục ghi lại nhịp tim của bạn. Phương pháp này sẽ ghi lại hoạt động điện tim của bạn khi bạn đang đi bộ (lưu động) và thực hiện các sinh hoạt bình thường hàng ngày. Nó nhằm mục đích phát hiện nhịp tim bất thường có thể xuất hiện rồi biến mất. Hoạt động điện thường được ghi nhận trong 24-48 giờ.


Tài liệu tham khảo
http://www.patient.co.uk/health/electrocardiogram-ecg
http://www.healthcentral.com